Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm gắn với nâng cao chất lượng; đẩy mạnh tự chủ đại học, nhất là tự chủ về tài chính; thực hiện tự chủ theo hướng thực chất gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch; chuẩn bị tốt cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2025; tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học… Triển khai hiệu quả các đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực về vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.
Bộ GD-ĐT được yêu cầu tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương rà soát số lượng biên chế giáo viên để đề xuất T.Ư bổ sung biên chế ngành Giáo dục, nhất là giáo viên mầm non năm học 2024-2025. Cùng đó, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc tuyển dụng biên chế giáo viên được cấp có thẩm quyền giao và có giải pháp phù hợp, hiệu quả, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bên cạnh đó, tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn ngân sách T.Ư chi sự nghiệp GD-ĐT, nhất là kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025, bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Dành quỹ đất xây dựng các cơ sở giáo dục khi quy hoạch khu đô thị mới
Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, tổ chức, sắp xếp cơ sở giáo dục, điều chỉnh hợp lý quy mô lớp học, giảm các điểm trường lẻ, tăng các trường bán trú, nội trú gắn với nâng cao chất lượng GD-ĐT; hình thành trường phổ thông nhiều cấp học phù hợp điều kiện thực tế địa phương, bảo đảm thuận lợi, đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em, học sinh học 2 buổi/ngày; dành quỹ đất xây dựng các cơ sở giáo dục khi quy hoạch khu đô thị mới.
Chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập ở khu vực đông dân cư, khu công nghiệp; tăng số trường bán trú và nội trú, tạo thuận lợi hơn cho học sinh và phụ huynh, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.
Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, phổ thông. Rà soát, sắp xếp, điều tiết giáo viên mầm non, phổ thông giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thực hiện tuyển dụng giáo viên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, trường hợp chưa tuyển đủ giáo viên thì bố trí nguồn lực để hợp đồng.
Xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ SGK cho học sinh diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng yếu thế, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục việc thực hiện về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu đầu năm học bảo đảm đúng quy định.
Cùng đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với ngành y tế và các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường bảo đảm an toàn trường học; bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em, học sinh nội trú, bán trú.
![]() |
Một số thành viên của đội tuyển “Bếp dã chiến” Việt Nam. Ảnh: Uzreport TV |
Ngoài việc tham gia các phần thi, các thành viên của “Bếp dã chiến” Việt Nam còn dựng các gian hàng trưng bày các món ăn đặc sản của đất nước, với mục đích giới thiệu nền ẩm thực truyền thống của Việt Nam tới các đại biểu và khách tham quan hội thao; chứng minh khả năng chế biến và nấu các món ăn đa dạng, ngon lành và tốt cho sức khỏe trong điều kiện không được chuẩn bị; trao đổi kinh nghiệm và công thức nấu các món ăn truyền thống với đội bạn.
![]() |
Gian hàng của đội Việt Nam. Ảnh: Uzreport TV |
Video được trang Uzreport TV đăng tải hôm nay (25/8) cho thấy, gian hàng triển lãm đặc sản của đội “Bếp dã chiến” Việt Nam không những thu hút được du khách tham dự hội thao, mà còn lôi cuốn cả đầu bếp của đội tuyển bạn.
Video: Uzreport TV
>>> Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2021
Tuấn Trần
Theo Ban tổ chức Army Games 2021, Trung Quốc năm nay đăng cai 3 môn thi gồm “Môi trường an toàn”, “Bầu trời quang đãng” và “Suvurov đột kích”.
" alt=""/>Hình ảnh đội Việt Nam tham gia “Bếp dã chiến' tại Army Games 2021Đến tối 25/2, anh S. bất ngờ nhận được thông báo từ người thân về các đoạn clip trên mạng xã hội ghi lại cảnh con gái mình bị một nhóm bạn đánh đập.
"Lúc đó tôi mới biết con gái mình bị đánh. Khi xem các đoạn clip tôi như rụng rời tay chân, đau đến đứt ruột gan. Các nữ sinh nhốt con tôi tại nhà rồi thay nhau đánh. Gần 40 phút tại căn nhà, có lúc con tôi ngất, các nữ sinh này lại lấy đá chườm vào mặt cho tỉnh, rồi mua sữa cho uống, đợi con tôi tỉnh lại, đánh tiếp"- anh S. kể lại.
Ngày 1/3, ông Bùi Quốc Đạt - Phó Chủ tịch UBND thành phố Sầm Sơn, cho biết Chủ tịch UBND thành phố đã có chỉ đạo tổ chức xác minh, làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ việc em T.T.Y.N., học sinh lớp 6B, Trường THCS Quảng Đại bị nhóm bạn đánh hội đồng. Hiện sự việc đang được đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung, xử lý theo quy định của pháp luật.
Sự việc tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc bạo lực học đường và làm cách nào mới có thể chấm dứt những hành vi dã man của học sinh.
Trao đổi với VietNamNet, cô Lê Thị Loan - nguyên Phó khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) thừa nhận, trong những năm gần đây số vụ bạo lực học đường ngày càng tăng, tính chất ngày càng phức tạp.
Đặc biệt số vụ bạo lực của học sinh nữ ngày càng tăng, để lại hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương cả về thể chất và tinh thần của các em.
Nói về nguyên nhân gây ra bạo lực học đường, cô Loan cho rằng: “Đa số những vụ việc như vậy là do mâu thuẫn của học sinh đã có từ trước nhưng không giải quyết được khiến các em tìm đến việc đánh nhau như cách giải quyết mâu thuẫn.
Vì thế, trách nhiệm của thầy, cô, nhà trường là không thể buông lỏng trong dạy và quản lý học sinh, nhất là giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
Thậm chí phải sử dụng cán bộ lớp như “mật vụ nằm vùng” để nắm bắt tình hình học sinh, khi phát hiện thì xử lý dứt điểm. Nếu làm được thế, chắc chắn sẽ không có những vụ việc đau lòng như trên.
Cũng theo chuyên gia này, bên cạnh nhà trường, trách nhiệm lớn hơn là gia đình, bố mẹ phải quan tâm, yêu thương và chia sẻ với các con để các con hiểu rằng nhà là nơi an toàn, con có thể giãi bày mọi chuyện thay vì giấu giếm.
Thực tế, hiện nay vẫn còn nhiều học sinh bị tổn thương tâm lý nhưng không biết giãi bày cùng ai và một số đã có những hành xử tiêu cực, để lại những hậu quả đáng tiếc.
Ngoài ra, cũng theo cô Loan, lý do nữa là do sự phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi, các em muốn thể hiện mình là người lớn. Trong khi đó, kiến thức, kỹ năng sống, của các em đều còn thiếu rất nhiều. Chính vì thế, bên cạnh dạy kiến thức khoa học, giáo dục kỹ năng sống, văn hóa ứng xử cho học sinh cũng không thể xem nhẹ.
Như vậy, để giải quyết tận gốc bạo lực học đường cần phải có những giải pháp mang tính tổng thể. Trong đó, giáo dục trong gia đình và giáo dục nhà trường, xã hội cần gắn chặt với nhau, giáo dục cho học sinh có ý thức, phát triển nhân cách hài hòa, có giá trị sống, biết yêu thương, tôn trọng, khoan dung.
Trước đó, có 2 đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại cảnh nữ sinh bị đánh hội đồng tại một bãi đất trống, một đoạn clip dài hơn 11 phút ghi lại cảnh nữ sinh bị đánh tại nhà riêng.
Nội dung các đoạn clip đều ghi lại cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn liên tục túm tóc, đánh hội đồng, mặc cho nạn nhân quỳ gối, gào khóc, van xin thảm thiết. Điều đáng nói, sự việc diễn ra có sự chứng kiến của nhiều học sinh, nhưng không ai vào can ngăn, thậm chí còn có hành động cổ vũ, hò reo, đồng thời quay clip.
Quá trình xác minh ban đầu, cơ quan chức năng xác định, nhóm học sinh tham gia đánh nữ sinh N. gồm: Lê Thị Ngân Q. (lớp 6A), Lê Thị Kim Ng. (lớp 7A), đều học tại Trường THCS Quảng Hùng; Đoàn Thị Trinh Th., (lớp 6) và Nguyễn Thị Vân A. (lớp 8), đều học tại Trường THCS Quảng Hải, thành phố Sầm Sơn; Cao Thị Yến N. (đã bỏ học).
" alt=""/>Nữ sinh lớp 6 bị đánh hội đồng: Cách nào chấm dứt bạo lực học đường?